Thể hiện tính cách trong CV xin việc, tại sao không?

06/05/2024

Trong thị trường tuyển dụng cạnh tranh gay gắt, việc sở hữu một CV ấn tượng là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, những yếu tố như học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng đã quá quen thuộc và nhàm chán. Vậy để CV ấn tượng hơn, ứng viên có thể tập trung vào phần tính cách.

the-hien-tinh-cach-trong-cv

I. Những tính cách trong CV thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên có các tính cách sau:

👉 Tính trung thực và đáng tin cậy, giữ chữ tín, giữ lời hứa.

👉 Tính cẩn thận và tỉ mỉ giúp hoàn thành công việc với độ chính xác cao và tránh được lỗi sai không đáng có.

👉 Tính sáng tạo và khả năng học hỏi giúp ứng viên luôn có những ý tưởng mới và giải pháp tốt cho các vấn đề phức tạp.

👉 Tính kiên nhẫn và sự kiên định trong công việc để chịu được áp lực và vượt qua khó khăn trong công việc.

👉 Tính lãnh đạo và khả năng làm việc nhóm giúp ứng viên làm việc tốt trong môi trường làm việc đa dạng và cộng tác.

👉 Tính linh hoạt và sự thích nghi cao giúp ứng viên thích ứng với các tình huống mới và thách thức không ngừng trong công việc.

👉 Khả năng thuyết phục và kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt ý kiến và ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả.

👉 Khả năng tự giác và quản lý thời gian tốt, đảm bảo việc hoàn thành công việc theo kế hoạch và đúng hạn.

II. Các cách thể hiện tính cách trong CV

Thông thường, các ứng viên nếu muốn trình bày tính cách của mình trong CV sẽ làm mục "Tính cách" riêng. Thế nhưng nếu CV của bạn dài thì việc để tính cách riêng sẽ khiến cho CV thêm rối mắt. Dưới đây là các cách thể hiện tính cách trong CV nhưng không quá lộ liễu và dài dòng:

1. Thể hiện tính cách trong phần Giới thiệu bản thân/ Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp

Để thể hiện tính cách trong phần đầu tiên này, bạn có thể bắt đầu bằng cụm từ "Là một người có tính cách..., tôi đã/ tôi mong muốn..."

Đây là cách viết khá phổ biến khi giới thiệu bản thân trong CV, tuy nhiên với cách này, bạn chỉ nên ghi từ 1-2 tính cách của mình mà không nên ghi quá nhiều. Điểm đặc biệt cần lưu ý là tính cách bạn nêu lên ở đây phải phù hợp với nội dung viết ở phía sau.

2. Thể hiện tính cách trong phần Kỹ năng mềm

Đây cũng là một cách cực kỳ phổ biến mà ứng viên hay sử dụng khi viết CV. Thông thường, những kỹ năng mềm như: khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm, giao tiếp, làm việc sáng tạo, khả năng thích nghi cao,... đều tương đồng với tính cách. Vậy nên việc bạn cần làm là liệt kê những kỹ năng mềm này ra để nhà tuyển dụng biết được bạn cũng có những tính cách như vậy.

3. Thể hiện tính cách trong phần Kinh nghiệm làm việc/ Hoạt động

Đây đều là phần để ứng viên mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV, thành tựu của mình trong công việc và các hoạt động khác. Bạn có thể khéo léo lồng ghép các tính cách hỗ trợ cho việc đạt được thành tựu ấy bằng các mẫu câu như: "Sử dụng/ tận dụng [tên tính cách] để có được/ đạt được [thành tựu]" hoặc "Đạt được [thành tựu] nhờ [tính cách] của bản thân".

III. Những trường hợp nên và không nên trình bày tính cách vào trong CV

1. Những trường hợp nên thể hiện tính cách trong CV

👉 Công việc bạn làm yêu cầu ứng viên có những tính cách nhất định: Nếu vị trí công việc yêu cầu một tính cách cụ thể, ví dụ như sự linh hoạt, khả năng lãnh đạo, yêu thương trẻ con,... việc ghi tính cách của bạn trong CV có thể giúp làm nổi bật điểm mạnh và phản ánh sự phù hợp của bạn với vị trí đó.

👉 Ứng viên có kinh nghiệm làm việc đội nhóm: Làm việc trong một nhóm cần rất nhiều tính cách tích cực và kỹ năng khác nhau để dung hòa ý kiến với các thành viên, đạt hiệu quả tốt trong công việc. Vậy nên hãy trình bày những tính cách giúp ích cho việc hoạt động nhóm vào CV của bạn.

👉 Ứng viên có những đặc điểm hoặc tính cách đặc biệt: Điều này tạo sự hứng thú, tò mò với nhà tuyển dụng khi không biết bạn sẽ vận dụng những tính cách đặc biệt của mình vào công việc thế nào. Hoặc những tính cách đặc biệt giúp ích cho vị trí công việc mà ít người có chính là điểm cộng to lớn trong CV xin việc.

2. Những trường hợp không nên thể hiện tính cách trong CV

👉 Tính cách không liên quan đến vị trí công việc: Nếu tính cách của bạn không có liên quan đến vị trí công việc bạn đang xin, việc ghi chú chúng có thể làm mất thời gian và không gây ấn tượng tích cực.

👉 Không có bằng chứng cụ thể để chứng minh tính cách: Các ví dụ hoặc các thành tích, chứng chỉ để chứng minh tính cách mà ứng viên đã nêu giúp cho CV đáng tin cậy hơn. Nếu bạn không có gì làm chứng gì những điều được trình bày trong CV chỉ là những lời nói trống rỗng và không có ý nghĩa.

👉 Các tính cách tiêu cực: Tránh ghi các tính cách tiêu cực như không kiên nhẫn, thiếu tự tin, khả năng phản xạ kém,... vì điều này có thể làm lộ điểm yếu của bạn trong CV, ảnh hưởng xấu đến ấn tượng của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

Tóm lại, việc thể hiện tính cách trong CV có thể là một cách tốt để làm nổi bật điểm mạnh của ứng viên. Thế nhưng bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi trình bày thông tin, đảm bảo sự chính xác và phù hợp với những nội dung khác có trong CV xin việc.